Công ty Luật Mạnh Thăng - Tư vấn luật - Dịch vụ luật sư

    Công ty Luật Mạnh Thăng - Tư vấn luật - Dịch vụ luật sư

    Công ty Luật Mạnh Thăng - Tư vấn luật - Dịch vụ luật sư

    Chủ nợ có được chiếm giữ tài sản để cấn trừ nợ không?

    Đăng lúc: 30/03/2024 12:14:42 PM

     

    Vay nợ là một giao dịch dân sự. Bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Trên thực tế, nhiều người vay không trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn dẫn đến việc chủ nợ tự ý chiếm giữ, tự ý định đoạt tài sản của người vay để cấn trừ nợ. Vậy trường hợp chủ nợ có được chiếm giữ tài sản để cấn trừ nợ có vi phạm pháp luật không? Để làm rõ hơn về vấn đề này, cùng LUẬT MẠNH THĂNG giải đáp ngay!

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xin chào Luật sư, tôi có vay của C 100 triệu và hàng tháng trả góp với lãi xuất. Tuy nhiên, đã mấy tháng tôi không còn khả năng thanh toán đẫn đến việc C đem người đến đe dọa và lấy tài sản có trong nhà để cấn nợ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì là phạm tội gì và bị xử lý thế nào?

    Luật sư tư vấn:

    Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn của mình tới Công ty Luật Mạnh Thăng. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Mạnh Thăng tư vấn như sau:

    Thông thường, khi "siết nợ", chủ nợ thường có những hành động như dùng vũ lực, khống chế, đe dọa nhằm đạt được mục đích chiếm giữ hoặc chiếm đoạt tài sản ngoài ý muốn của người khác, điều này hoàn toàn vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chiếu theo quy định pháp luật thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo các tội phạm cơ bản sau:

    Thứ nhất, Tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể là hành vi chủ nợ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần con nợ nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cưỡng đoạt tài sản". Mức phạt là phạt tù từ 1 năm đến 20 năm, phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Thứ hai, Tội Cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể là hành vi chủ nợ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác khống chế làm cho người bị tấn công (là chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cướp tài sản". Mức phạt là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; nếu gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân hoặc tùy vào giá trị tài sản khi chiếm đoạt mà có thể bị phạt đến tù chung thân; ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người chuẩn bị thực hiện việc "siết nợ" cũng có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tùy theo hành vi và mức độ hậu quả.

    Như vậy, căn cứ vào những quy định trên thì hành vi “siết nợ” để cấn trừ nợ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi gây ra mà sẽ nhận mức hình phạt thích đáng.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Mạnh Thăng. Nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và chỉ được coi là tài liệu tham khảo.

    Nếu khách hàng có bất kỳ khó khăn, vướng mắc xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ.

    CÔNG TY LUẬT MẠNH THĂNG

    Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Cửu Đàm, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. HCM

    Email: luatmanhthang09@gmail.com

    Wedsite: luatmanhthang.vn

    Hotline: 0909.528.082