Đăng lúc: 11/07/2017 10:01:48 AM
Tóm tắc câu hỏi:
Tôi có vấn đề mong Luật sư sớm giải đáp đáp ạ: Tôi có đứng tên vay tín chấp bằng sổ hộ khẩu nhưng bây giờ tôi không có khả năng trả nợ thì những người thân trong sổ hộ khẩu có bị ảnh hưởng gì không?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn của mình tới Công ty Luật Mạnh Thăng. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Mạnh Thăng xin tư vấn như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, bên vay có nghĩa vụ trả nợ như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo thông tin bạn cung cấp bạn có đứng tên vay tín chấp tại một tổ chức tín dụng. Trường hợp này bạn được xác định là bên vay trong hợp đồng vay nên bạn có nghĩa vụ trả nợ theo quy đinh trên. Tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Như vậy sổ hộ khẩu không phải là tài sản, việc bạn sử dụng sổ hộ khẩu gia đình khi làm thủ tục vay tín chấp không làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Mạnh Thăng. Nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và chỉ được coi là tài liệu tham khảo.
- Rủi ro khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay (03.05.2017)
- Cho thuê nhà phải nộp những thuế nào? (04.05.2017)
- Có thể tặng cho tài sản với điều kiện không được chuyển nhượng không? (25.05.2017)
- Cảnh sát giao thông có được dừng xe khi không vi phạm? (25.05.2017)
- Đất đang ghi nợ tiền sử dụng có được bán không? (25.05.2017)
- Ngoại tình khi ly hôn có được chia tài sản không? (25.05.2017)
- Con cái không chăm sóc bố mẹ có được đòi lại đất không? (25.05.2017)
- Công chứng văn bản ủy quyền sử dụng đất ở đâu? (30.05.2017)
- Thủ tục sang tên xe có nhiều đời chủ (30.05.2017)
- Xử phạt không lập biên bản vi phạm là đúng hay sai? (30.05.2017)
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi chồng mất cần giấy tờ gì? (30.05.2017)
- Thay đổi nơi thường trú trong cùng tỉnh có phải đổi lại chứng minh nhân dân không? (31.05.2017)