Đăng lúc: 14/07/2017 09:43:52 AM
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, trước khi mất ông nội tôi đã lập di chúc để lại di sản cho bác tôi và bố tôi. Tuy nhiên di chúc không có người làm chứng và cũng không được chứng thực hay công chứng, chỉ có chữ ký của ông nội. Vậy di chúc này có hợp pháp hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn của mình tới Công ty Luật Mạnh Thăng. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật Mạnh Thăng tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 628, di chúc bằng văn bản có những hình thức sau:
“1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.”
Di chúc của ông nội bạn không có người làm chứng, cũng không được công chứng hay chứng thực vẫn đúng quy định pháp luật về hình thức di chúc.
Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Như vậy, về hình thức di chúc của ông nội bạn không có người làm chứng, không công chứng, chứng thực vẫn đảm bảo tuy nhiên di chúc chỉ hợp pháp và phát sinh hiệu lực nếu đáp ứng các điều kiện trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật Mạnh Thăng. Nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp và chỉ được coi là tài liệu tham khảo.
- Quan hệ tình dục với người 15 tuổi có bị đi tù không? (28.03.2017)
- Ai phải bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi gây ra? (16.05.2019)
- Chưa nộp án phí có được xóa án tích không? (28.03.2017)
- Bị bảo vệ của công ty đánh có được yêu cầu bồi thường không? (16.05.2019)
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc (16.05.2019)
- Tài sản riêng có trước hôn nhân khi ly hôn có chia không? (16.05.2019)
- Có thể sửa di chúc đã lập được không? (16.05.2019)
- Vợ chồng sau khi ly hôn vẫn sống cùng 1 nhà có được tách hộ khẩu không? (16.05.2019)